Bên trong nhà thờ thánh Peter

Du lịch Ý
By Thế Giới Du Lịch , 21/05/2018
Bên trong nhà thờ thánh Peter

Công trình Nhà thờ Thánh Peter kỷ niệm việc Thánh Peter được Chúa Jesus phong làm tông đồ chính. Vì Rome là thủ đô của đế chế La Mã, hai tông đồ Peter và Paul đã tới thành phố này để truyền đạo trong thiên niên kỷ đầu tiên.

Tuy nhiên, khi những người Thiên chúa giáo bị hành hình vì đức tin của họ, năm 64 sau công lịch, tông đồ Peter bị bắt và đưa tới đấu trường La Mã rồi hành hình trên cây thánh giá. Thi hài của ngài được đưa ra ngoài tường của trường đấu và ngài được chôn cất trong một ngôi mộ nhỏ có mái che ở sườn đồi Vatican.

 

Gần 300 năm sau, Constantine, vị đế vương theo đạo Thiên chúa đầu tiên của thành Rome tuyên bố rằng một nhà thờ sẽ được xây lên tại nơi đặt mộ của Thánh Peter. 1300 năm sau thì những chi tiết về ngôi mộ này đã bị quên lãng. Từ những năm 1930, Vatican không thể đưa ra được bằng chứng gì là thánh Peter được chôn cất bên dưới nhà thờ. Tới năm 1939, các công nhân tu sửa khu hầm bên dưới nhà thờ St Peter, nơi mai táng truyền thống của các giáo hoàng, đã có một phát hiện đáng kinh ngạc.

Ngay bên dưới sàn nhà, họ phát hiện ra một ngôi mộ La Mã cổ. Và đó không chỉ có một ngôi mộ mà cả thế giới của người chết. Sau nhiều tháng đào bới, những người khai quật đã tìm đến một khu vực những ngôi mộ cổ hơn, gần khu vực bên dưới án thờ. Ngay dưới án thờ, người ta tìm thấy một khu vực chôn cất lớn và một bức tường sơn đỏ. Trong một hốc tường là xương của một người đàn ông.

Năm 1968, Giáo hoàng Paul VI tuyên bố đây chính là xương của Thánh Peter.

Được xây dựng trong vòng hơn 100 năm, công trình nhà thờ St Peter là viên ngọc trên chiếc vương miện Vatican. Những người trông nom nơi này được gọi là sampietrini, có nghĩa là người của Thánh Peter. Họ trông coi 44 án thờ, 27 nhà thờ nhỏ, 800 chúc đài treo, 390 bức tượng, 135 bức khảm, và hơn 15.000 m2 nền nhà làm bằng đá hoa cương.

Một năm 2 lần, các sampietrini lại lau rửa công trình baldachino của Bernini, một mái vòm bằng đồng cao 29 m ở phía trên án thờ của giáo hoàng. Đội sampietrini được thành lập nên gần 400 năm về trước. Khả năng làm việc trên những độ cao ngất trời trên nhà thờ và dãy cột đã khiến cho họ có biệt danh là những “nhà nhào lộn không biết ngã”.

  

Vào những dịp đặc biệt trong quá khứ chẳng hạn như khi một giáo hoàng đăng quang, các sampietrini sẽ chuẩn bị lễ treo đèn kết hoa. Trong dịp này, hàng nghìn chiếc đèn lồng và đuốc dược đặt khắp nơi ở mặt tiền và trên dãy cột nhà thờ St Peter. Thậm chí nơi đỉnh mái vòm chót vót cũng được trang trí bằng những ngọn đèn.

Cho đến năm 1506, nhà thờ St Peter, nhà thờ chính ở Vatican vẫn còn rất nhỏ và ọp ẹp. Học theo các hoàng đế và sultan, Giáo hoàng Julius II quyết định tạo cho nhà thờ xưa cũ một mái vòm. Ông thuê kiến trúc sư Donato Bramante làm việc này. Ý tưởng của Bramante khá đơn giản: một chữ thập kiểu Hy Lạp với những cánh toả ra chung quanh mái vòm trung tâm.

   

Nhưng cả Bramante lẫn giáo hoàng đều qua đời trước khi công trình được hoàn thành. Năm 1546, một chàng nghệ sĩ trẻ từ Florence có tên Michelangelo được toàn quyền xây nhà thờ St Peter, nhà thờ lớn nhất của đạo Thiên chúa giáo. Mặc dù thiết kế đại đa phần Nhà thờ St Peter (hoàn tất năm 1626), Michelangelo từ chối nhận tiền thù lao cho công trình của mình.

Trước khi chết, ông Bramante thuyết phục Giáo hoàng lệnh cho Michelangelo vẽ trên trần nhà thờ Sistine, vì nghĩ rằng Michelangelo - một nhà điêu khắc chứ không phải một hoạ sĩ - sẽ làm hỏng việc. Bramante đã lầm to. Những bức tranh vẽ trên tường Nhà thờ Sistine được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nghệ thuật phương Tây.

Michelangelo đã thiết kế lên một mái vòm khiến cho công trình Pantheon gần đó cũng phải lu mờ. Về đường kính thì nó nhỏ hơn Pantheon, nhưng cao hơn nhiều. Làm gần như hoàn toàn bằng đá nặng, công trình vòm có đường kính 42 m và chiều cao 138 m.

Để đỡ được một mái vòm khổng lồ như thế, các thợ xây phải đặt 3 vòng sắt bên trong lớp đá của mái vòng. Công trình được hoàn thành vào năm Tuy nhiên, về sau những vết rạn đã xuất hiện xung quanh chân mái vòm. Đến thế kỷ 16, các kỹ sư của Vatican phải thêm vài vòng đỡ khác, trong một đợt sửa chữa khẩn cấp. May sao, giải pháp này đã đương đầu được với thời gian.

Bernini thiết kế quảng trường St Peter, dưới thời Giáo hoàng Alexander VII (1655 -1667). Mục đích của ông là mở rộng mặt tiền nhà thờ để hàng nghìn người có thể nhìn thấy và được giáo hoàng ban phước.

Tượng đài ở trung tâm quảng trường được xây tại Ai Cập dưới thời Augustus.

Vì vậy ông tạo ra một hình êlip, với 4 dãy cột bao bọc quảng truờng. Những dãy cột tượng trưng cho những cánh tay của nhà thờ. Phía trên có tổng cộng 140 bức tượng thánh. 90 bức là tác phẩm của những phụ tá của Bernini, chủ yếu là Lazzaro Morelli và Giovanni Maria de Rossi.

Năm 1702, giáo hoàng Clemens XI quyết định đưa thêm 50 bức tượng. Nổi lên ở giữa là huy hiệu khổng lồ của Alexander VII. Ở trung tâm của quảng trường là một tượng đài Ai Cập cổ cao 25,5 m, nặng 320 tấn. Năm 1586, khi các công nhân chuyển nó về đây theo lệnh của Giáo hoàng Sixtus V, họ đã cẩn thận xem kỹ quả cầu bằng kim loại ở phía trên tượng đài. Theo lời đồn đại thì hài cốt của Caesar được giấu ở đây, nhưng họ không tìm được gì.

Bình luận của bạn về bài viết này
Tin cùng chuyên mục