Miyake-Jima, Nhật Bản
Thuộc quần đảo Izu của Nhật Bản, đặc điểm nổi bật nhất của hòn đảo Miyake Jima là ngọn núi lửa Oyama vẫn đang hoạt động. Kể từ đợt nổ gần đây nhất vào năm 2005, núi lửa này liên tục rò rỉ khí độc hại, lượng lưu huỳnh tăng cao trong không khí khiến người dân phải đeo mặt nạ khí mọi lúc, mọi nơi khi có còi báo động.
Đảo Saba, Tây Ấn Hà Lan
Hòn đảo nhỏ bé Saba đã bị ảnh hưởng bởi những cơn bão nghiêm trọng trong hơn 150 năm qua.
Đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall
Di sản thế giới này nguy hiểm vì bức xạ hạt nhân và cá mập. Từ năm 1946 đến 1958, hòn đảo là nơi diễn ra cuộc thử nghiệm hơn 20 loại vũ khí hạt nhân của Hoa Kì. Năm 1997, mặc dù đã được tuyên bố là "an toàn" nhưng không ai muốn trở lại đây sinh sống. Hơn nữa, tại vùng biển quanh đảo có rất nhiều vụ đắm tàu xảy ra.
Đảo Gruinard, Scotland
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hòn đảo nhỏ phía bắc Scotland này đã được chính phủ Anh sử dụng để thử nghiệm vũ khí sinh học. Những cuộc thí nghiệm đã được thực hiện trên hòn đảo không có người sinh sống bằng cách sử dụng vi khuẩn bệnh than, tiêu hủy hàng trăm con cừu. Hòn đảo bị cách ly với những khu vực khác trong nhiều năm. Đến những năm 80 của thế kỷ 20, hòn đảo này được khử độc bằng cách rải hàng trăm tấn pho-man-đê-hit (formaldehyde) - một chất độc hại khác.
Quần đảo Farallon, Mỹ
Từ năm 1946 đến năm 1970, vùng biển xung quanh quần đảo Farallon , San Francisco đã được sử dụng như một bãi chứa chất thải hạt nhân. Nguy cơ chính xác gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa rõ ràng, việc di dời những chất thải này còn nguy hiểm hơn là để lại. Ngoài ra, hòn đảo này còn là "nơi ở" của rất nhiều cá mập trắng.
Đảo Ramree
Hòn đảo Ramree ngoài khơi bờ biển của Myanmar nổi tiếng với một sự cố kinh hoàng xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1945, sau cuộc chiến giữa quân đội Anh và Nhật, ước tính khoảng 400 lính Nhật Bản đã phải chạy trốn vào vùng đầm lầy bao quanh hòn đảo, nơi được biết là lãnh địa của loài cá sấu nước mặn. Hậu quả là chỉ vài người còn sống sót nhưng ngây dại đến cùng cực.
Đảo Danger
Cách 500 dặm về phía Nam của Maldives, hòn đảo Danger hoàn toàn xứng đáng với tên gọi của mình. Cái tên này được cho xuất phát từ việc thiếu nơi neo đậu an toàn, những chuyến đi đến hòn đảo càng trở nên nguy hiểm hơn với những người mới đi thám hiểm.