Ở Trung Quốc, hoa anh đào biểu tượng cho tình yêu và sự huyền bí của phái đẹp, nhưng không nơi nào trên thế giới mà loài hoa này khó nắm bắt mà lại được yêu mến hơn ở Nhật, nơi có hàng ngàn cây hoa anh đào. Sắc hoa anh đào hiện hữu trong các tác phẩm hội họa, phim ảnh và thơ ca Nhật Bản.Mỗi độ tháng 4, gia đình và bạn bè khắp mọi miền đất nước lại tập trung thành từng nhóm tề tụ về thưởng ngoạn lễ hội hoa anh đào (hanami) và tổ chức các bữa tiệc hòa lẫn tiếng nhạc dưới những tán cây khổng lồ, dưới những cánh hoa sắc hồng mềm mại tung bay theo gió. Nhưng chính xác là họ tôn vinh và kỷ niệm điều gì?
Rực rỡ, mong manh và chuyển tiếp của cuộc sống
Nhắc đến các chủ đề Phật giáo về cái chết, chánh niệm và sự sống, hoa anh đào Nhật Bản là một hình ảnh ẩn dụ muôn thuở cho sự tồn tại của con người. Mùa hoa nở rộ cho thấy sự mạnh mẽ, vinh quang và niềm say mê, nhưng lại chóng vánh ngắn ngủi đến thế – như một lời nhắc nhở trực tiếp rằng cuộc sống của chúng ta giống như thế, nó cũng chỉ thoáng qua mà thôi.
Tại sao chúng ta không hề ngạc nhiên về thời gian trôi qua trên trái đất với cùng một niềm vui và niềm đam mê? Tại sao chúng ta không quan tâm đến cuộc sống khi nó có thể kết thúc bất cứ lúc nào, hoặc dành sự quan tâm, ưu ái cho mọi người xung quanh chúng ta ở khắp mọi nơi như: gia đình, bạn bè, nụ cười của một người lạ mặt, tiếng cười của trẻ con, hương vị mới mẻ trên dĩa đồ ăn của chúng ta hay thậm chí mùi cỏ xanh? Đó là thời gian quý giá, như cách hoa anh đào vẫn hay nhắc nhở chúng ta hãy luôn chú ý, trân trọng.
Trong văn hoá Nhật Bản, hoa anh đào là hiện thân của vẻ đẹp và cái chết có thể được truy nguồn gốc qua nhiều thế kỷ. Không ai trong lịch sử có thể hình dung được hình ảnh ẩn dụ này hơn các võ sĩ samurai, những binh sĩ của thời phong kiến Nhật đã từng kiếm sống bằng bushido ("con đường của binh sĩ") – đây là một bộ luật đạo đức khắt khe nói về tôn trọng, danh dự và kỷ luật. Nhiệm vụ của họ là không chỉ làm gương và bảo tồn những phẩm chất này trong cuộc sống mà còn đề cao việc tử trận mà không hề khiếp sợ cái chết - trong trận đánh, nó đã đến quá sớm cho các võ sĩ samurai. Một bông hoa anh đào rơi xuống, tượng trưng cho sự kết thúc của cuộc sống quá đỗi ngắn ngủi của họ.
Trong Thế chiến II, hoa anh đào mang một ý nghĩa giống nhau cho các phi công Nhật, người đã vẽ các máy bay chiến đấu kamikaze bằng cách sử dụng hình ảnh hoa trước khi bắt đầu sứ mệnh tự sát để “chết đẹp giống như những cánh hoa anh đào rơi xuống phục tùng lệnh vua”. Hoa anh đào không còn hiểu theo ý nghĩa quân đội hoặc mục đích tự hủy hoại; ngày nay, nó được đánh giá rộng rãi vì lý do triết học và thẩm mỹ.
Sự tái sinh và khởi đầu mới đầy hy vọng
Sakura cũng được tôn kính như một biểu tượng của sự tái sinh. Lễ hội ngắm hoa đào (Hanami) thực sự được tổ chức như là một nghi thức vào khoảng 710, rất lâu trước khi chế độ phong kiến Nhật Bản hình thành. Với niềm tin là đại diện cho các vị thần núi, sau đó biến thành thần của những cánh đồng lúa trong truyền thống dân gian Nhật Bản, cây anh đào biểu hiện cho sự tái sản xuất nông nghiệp. Trong suốt thời gian này, người Nhật đã lên núi để tỏ lòng thờ cúng cây hoa này mỗi mùa xuân, sau đó nhân giống trồng ở các khu vực dân cư.
Sakura luôn luôn báo hiệu sự khởi đầu của mùa xuân, thời gian phục hồi, phấn chấn và lạc quan. Mùa hoa nở rộ trùng với thời điểm bắt đầu năm mới, người Nhật cũng mang lại hy vọng và những ước mơ mới vào thời điểm khi học sinh bắt đầu ngày học đầu tiên của mình ở trường và ngày đầu tiên đi làm của người lao động. Khi hoa anh đào nở rộ, tương lai đang rừng rực phía trước với nhiều cơ hội.
Sakura cũng là một biểu tượng của những khởi đầu mới và khởi đầu tốt đẹp. Sự kết thúc của chúng là dấu hiệu bắt đầu của mùa xuân, những ngày ấm áp phía trước và khởi đầu cuộc sống mới. Năm học bắt đầu vào tháng Tư và nhiều hoạt động khác đã bắt đầu vào mùa xuân như: ngày bắt đầu làm việc của những nhân viên mới. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đại học cũng bắt đầu sự nghiệp vào thời điểm này trong năm. Vì vậy, đối với nhiều người, sakura tượng trưng cho việc bắt đầu một chương mới của cuộc đời hoặc khởi đầu với một niềm hy vọng và niềm lạc quan hơn.
Nghi thức của lễ Hanami
Thưởng ngoạn hoa anh đào trong lễ hội Hanami không chỉ là hoạt động mùa xuân mà đó còn là quốc lễ với bề dày văn hóa và tôn giáo lâu đời.
Khi người Nhật tập trung dưới tán cây anh đào vào mỗi tháng 4, họ không chỉ ngưỡng mộ nét đẹp của hoa. Trên bàn bày biện rượu sake đựng trong li thủy tinh, hộp bento và mochi ngọt ngào, họ đang nắm bắt cơ hội tận hưởng cả một ngày. Họ đang vò xé vẻ đẹp của cuộc sống. Họ làm lễ tưởng niệm nỗi đau mất người thân và phản ánh cuộc sống quý giá của họ với một cảm giác tự hỏi khi vừa rũ bỏ quá khứ để mở ra một năm mới đầy hứa hẹn.
Cuối cùng, hoa anh đào dạy cho người Nhật nhiều bài học trân quý chính là sakura.