Nhờ cầm hộ đồ có giấu hàng cấm qua hải quan sân bay
Khi được ai đó nhờ cầm chai nước ở sân bay, bạn tuyệt đối không nên
nhận lời bởi rất có thể bạn sẽ bị bắt vì tội vận chuyển ma túy trái
phép.
Mới
đây, trên Internet có đăng tải một video cảnh báo khách du lịch về thủ
đoạn lừa đảo của những kẻ vận chuyển ma túy qua sự kiểm soát an ninh ở
sân bay.
Theo đó, mục tiêu của những kẻ này hướng tới các khách du lịch dễ tin người, tốt bụng, lợi dụng họ để qua mặt nhân viên an ninh.
Ma
túy được giấu rất chuyên nghiệp giữa những chai nước được chế tạo đặc
biệt, sau đó ngụy trang giống như một chai nước thông thường. Kế đó,
những kẻ lừa đảo sẽ nhờ một khách du lịch bất kỳ cầm hộ, đi qua trạm
kiểm soát an ninh, hoặc giả là khi chúng thấy nguy hiểm để cần tẩu
thoát. Nếu nhẹ dạ cả tin, hành khách có thể vô tình tiếp tay cho tội
phạm mà không hề hay biết.
Ở nhiều quốc gia, nếu bị phát hiện sở
hữu thuốc cấm hay ma túy, bạn có nguy cơ đối mặt với án tử hình. Vì vậy,
trong bất cứ trường hợp nào, tốt nhất là không nên cầm hộ đồ cho người
khác.
Nạn móc túi
Đây là một chiêu trò ăn cắp cổ
điển vô cùng nổi tiếng và có cái tên tiếng Anh cực kì dễ thương:
pickpocket. Trong những ngày Olympic London 2012 diễn ra, các nhà chức
trách đã liên tục cảnh báo về thủ đoạn lòe bịp khách du lịch này.
Hiện nay trên thế giới, một trong những thành phố nổi tiếng nhất về Pickpocket chính là Barcelona, Tây Ban Nha.
Các
băng nhóm Pickpocket thường gồm khoảng 3 người hoặc nhiều hơn, hoạt
động ở những khu vực vô cùng đông đúc, có mặt khách du lịch.
Chúng
thường đóng giả là khách du lịch, có 1-2 tên áp sát nạn nhân, giả vờ
hỏi đường, sau đó 1 trong 2 hoặc kẻ thứ ba lợi dụng sơ hở của nạn nhân
để móc túi, ví, điện thoại di động… trong thời gian nháy mắt.
Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy để những đồ vật quý giá ở trước mặt hoặc cất kĩ trong ba lô khi đi du lịch.
Giả vờ kết thân để "cuỗm" đồKhi
đi du lịch xa, sẽ rất thú vị khi có được những người bạn phương xa tốt
bụng. Nhưng hãy cẩn thận, tình bạn tốt “chớp nhoáng” cũng có thể làm đồ
đạc quý giá của bạn bốc hơi trong chớp mắt.
Trong vai một người
lịch lãm, có duyên, ăn nói cởi mở nhiệt tình, “người bạn tốt” khiến bạn
cười tít mắt. Người đó trò chuyện và kể cho bạn nghe về nghề nghiệp, một
chút về gia đình họ…
Lòng mến khách của người đó sẽ tặng bạn một
món quà dễ thương để lấy lòng hay có giá trị tương đối, một chiếc áo
jacket chẳng hạn.
Và rồi đột nhiên, thẻ tín dụng của người đó
không thể sử dụng để mua một lon nước. Tất nhiên, anh/chị ta sẽ đề nghị
bạn thanh toán hộ số tiền ấy. Nếu bạn đồng ý đưa thẻ tín dụng, rất có
thể, bạn đã bị lừa và sẽ không bao giờ gặp lại người bạn tốt ấy nữa.
Lừa đảo công nghệ cao
Không
chỉ có những kẻ xấu lởn vởn mới cần đề phòng mà ngay cả nhân viên ở một
số cửa hàng với trình độ công nghệ cao cũng là các chuyên gia bịp bợm.
Nếu
gặp phải một nhân viên ở cửa hàng lưu niệm có thói quen nói chuyện điện
thoại ngay cả trong lúc tính tiền thì hãy cẩn trọng với thẻ tín dụng cá
nhân. Rất có khả năng người bán hàng không chân thật ấy đang dùng điện
thoại để ghi lại số thẻ tín dụng của bạn đó.
Khi ấy, chỉ cần tuồn
vào tay những tội phạm chuyên nghiệp hoặc sử dụng công nghệ đơn giản tự
chế, chiếc thẻ của bạn sẽ bị làm giả trong phút chốc. Nghiễm nhiên sau
đó, nhân viên trên có thể tiêu xài một cách tùy ý mà toàn bộ số tiền bạn
phải chi trả.
Lời khuyên dành cho bạn là nên rút tiền ở các thẻ
ATM gần nơi mình mua đồ (nhớ để ý xem có camera quay trộm hay thiết bị
điện tử không an toàn gắn theo dõi ở ATM hay không) hoặc thanh toán trực
tiếp bằng tiền mặt.
Theo TTVN