Mặc dù hình thức hộ chiếu, bao gồm kích cỡ và định dạng, do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) quy định, chính phủ các nước trên thế giới có thể tự do lựa chọn màu sắc và kiểu thiết kế cho hộ chiếu nước mình và có "nhiều kịch bản có thể xảy ra" giải thích tại sao họ chọn một màu sắc nhất định.
Hộ chiếu của các nước thuộc EU thường có màu đỏ tía, trong khi các quốc gia thuộc Caricom (Cộng đồng Caribê và Thị trường chung) sử dụng màu xanh dương, có thể vì lý do về địa lý hoặc chính trị.
Ông Boghossian cho biết "Hộ chiếu của Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển sang màu đỏ tía vì nước này hy vọng sẽ được gia nhập EU".
Đối với những quốc gia khác, màu sắc hộ chiếu có thể có ý nghĩa tôn giáo, chẳng hạn như ở các nước Hồi giáo như Ma-rốc, Pakistan và Ả-rập Xê-út, hộ chiếu có các tông màu xanh lá khác nhau. Boghossian chia sẻ: "Hầu hết các quốc gia Hồi giáo sử dụng hộ chiếu với bìa xanh lá vì màu này có tầm quan trọng trong tôn giáo của họ. Màu xanh lá được cho là màu sắc yêu thích của Tiên tri Muhammad, là "biểu tượng của tự nhiên và cuộc sống". Đây là màu xuất hiện trên lá cờ của các nước Hồi giáo như Afghanistan và Iran.
Một số quốc gia chọn một màu nhất định để phân biệt và thể hiện bản sắc độc đáo của đất nước mình, chẳng hạn như hộ chiếu Thụy Sĩ có màu đỏ tươi. Singapore sở hữu hộ chiếu màu cam/đỏ sáng, trong khi đó hộ chiếu tạm thời của Canada dành cho du khách cần giấy tờ du lịch khẩn cấp thì có bìa trắng. Hộ chiếu của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi về màu sắc, từ màu đỏ sang màu xanh lá cây và bây giờ là màu xanh dương.
Việc lựa chọn màu sắc cho hộ chiếu của một quốc gia mặc dù thường chịu ảnh hưởng của văn hoá và lịch sử nhưng cũng phải dựa trên tính thiết thực và khả dụng.
Cũng theo ông Boghossian, sản xuất hộ chiếu là một quá trình được kiểm soát nghiêm ngặt, và chỉ có một số công ty trên thế giới thực hiện công việc này.
Loại giấy dùng làm bìa hộ chiếu "thường được cung cấp bởi bên thứ ba" và "chỉ có một vài màu nhất định để đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc".
Top 25 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
1) Đức – công dân Đức có thể đặt chân tới 176 nước mà không cần xin visa
2) Thụy Điển, 175 nước
3) Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, 174 nước
8) Áo, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Singapore, Vương quốc Anh, 173 nước
16) Ireland, Nhật, New Zealand, 172 nước
19) Canada, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, 171 nước
23) Australia, Hàn Quốc, 170
25) Iceland, 169 nước