Tập tục đón năm mới trên thế giới

Khám phá du lịch
By Hiền Vy , 06/02/2018
Tập tục đón năm mới trên thế giới

Năm mới là một dịp lễ quan trọng của mọi người dân trên thế giới, vào thời khắc giao thừa những màn pháo bông rực rỡ, những bữa tiệc linh đình, mọi người cùng nâng ly như chúc nhau một năm mới sẽ đến với nhiều niềm vui, hạnh phúc. Song song đó, tuỳ vào truyền thống văn hoá, mà ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có tập tục đón năm mới khác nhau.

Từ truyền thống rải hoa trắng xuống biển của người dân Brasil đến những điệu nhảy đội lốt gấu tại Romania, đối với người dân tại hai quốc gia này, truyền thống đón năm mới như vậy được cho là sẽ mang lại sự may mắn và thịnh vượng . 

Lễ hội cầu lửa, Scotland

Lễ hội cầu lửa Hogmanay nổi tiếng nhất của Scotland là lễ hội ở Stonehaven, ngay trước khoảnh khắc giao thừa, những người nghệ sỹ chuyên nghiệp sẽ xuống đường diễu hành với những quả cầu lửa, họ quay các quả cầu này trên đầu rồi sau đó ném tất cả xuống biển.

Tập tục đón năm mới này đã có từ hơn một thế kỷ trước, nhiều người dân nghĩ rằng truyền thống này dựa theo lễ nghi trước thời Cơ đốc giáo, nhằm thanh tẩy và xua đuổi ma quỷ. Cũng có một vài người tin rằng cùng với thời điểm lạnh nhất của mùa đông thì những quả cầu lửa sẽ giống như mặt trời sáng chiếu và ấm áp.

Lễ hội té nước Thingyan, Myanmar

 

Lễ hội té nước Thingyan diễn ra vào giữa tháng tư hàng năm (theo lịch Miến Điện cổ), tưởng nhớ sự xuất hiện của vị thần từ trời giáng thế Thagyamin. Vào những ngày lễ này, mọi người sẽ xuống đường, tay cầm những lọ nước tưới lên mặt đất hoặc té nước lên nhau, lễ hội này kéo dài đến hết ngày Tân niên. Người dân xứ sở này quan niệm rằng nước sẽ có thể mang đi những điều xúi quẩy và tẩy sạch tội lỗi họ đã phạm trong năm cũ để cùng chào đón năm mới sắp đến.

Ở Siberia, việc trồng cây dưới hồ và sông đóng băng vào đêm giao thừa là biểu tượng cho một sự khởi đầu mới.

Những thợ lặn dũng cảm Siberia sẽ đắm mình dưới những hồ nước đóng băng để trồng Cây năm mới. Giống như cây thông Noel, cây năm mới Siberia (hay còn có tên Yolka) được cho là sẽ làm nổi bật sự xuất hiện của Ông già Tuyết (Father Frost), ngoài ra còn là biểu tượng cho một bắt đầu mới. Thách thức nhảy vào hồ băng là một trong những hoạt động cho các lễ hội cuối năm.

Tây Ban Nha: Ăn 12 trái nho vào đêm giao thừa để tống khứ những điều không may

Ngay sau tiếng chuông giao thừa ngân vang, mỗi người dân Tây Ban Nha sẽ ăn lần lượt 12 trái nho - mỗi trái sẽ được ăn tương ứng với một tiếng chuông, như vậy thì hạnh phúc và may mắn sẽ đến với họ trong năm mới. Mỗi quả nho tượng trưng cho mỗi tháng trong năm, do đó người dân phải ăn tức khắc hết 12 trái, và sẽ là điềm gỡ nếu họ không thể ăn hết chúng.

Mỹ & Canada: nụ hôn ngay khoảnh khắc giao thừa quyết định vận may trong năm mới.

Tại các nước phương Tây và đặc biệt là các nước Bắc Mỹ, truyền thống trao nụ hôn ngay thời khắc giao thừa đã xuất hiện từ thời Trung cổ, người dân ở những xứ sở này tâm niệm rằng người bạn thấy đầu tiên trong khoảnh khắc năm mới sẽ quyết định vận may của bạn trong suốt năm đó.

Người Brazil thả hoa trắng xuống biển như một món quà cho Nữ thần biển.

Tại Brazil, người dân tin rằng diện đồ trắng, thả hoa và nến trắng xuống biển, thì tất cả sẽ là tặng phẩm cho Lemanja, nữ thần Afro-Brazil của biển cả. Nếu biển không đẩy trôi những tặng phẩm này, nghĩa là nữ thần đã không chấp nhận chúng (nhưng đó hoàn toàn không phải là điềm gỡ).

Việc thả trôi những bông hoa trắng vào đại dương là để tỏ lòng biết ơn và xoa diệu thần biển Lemanja - nữ thần ban phước lành cho những bà mẹ và trẻ em, việc làm này cũng mong Lemanja ban cho người dân sự thịnh vượng trong năm mới.

Người Trung Quốc sơn cửa màu đỏ để gặp nhiều may mắn trong năm mới

Vào dịp Tết Nguyên đán (Tết năm nay rơi vào thứ 6, ngày 16.2), người Trung Quốc thường sơn đỏ cửa ra vào hoặc trang trí trên các cửa, kể cả cửa sổ các vật màu đỏ để cầu mong may mắn trong năm tới. Người dân xứ sở này quan niệm rằng màu đỏ sẽ mang lại cho họ nhiều may mắn và hạnh phúc, đó là lý do vì sao trong truyền thống nước này, màu đỏ luôn là màu chủ đạo trong các dịp lễ, cưới hỏi, v.v

Đan Mạch: Đập vở chén đĩa vào đêm giao thừa sẽ mang lại may mắn

Ở Đan Mạch, chén ly bể được cho là đem lại may mắn, do đó mọi người thường đập vỡ những chén đĩa đã bị nứt hoặc không sử dụng và thả chúng ở ngay bậc thềm nhà người thân để mang lại may mắn cho họ. Những mảnh vỡ này càng được chất đống nhiều bao nhiêu thì năm mới càng tốt đẹp bấy nhiêu.

Tại Colombia và Ecuador, người dân có tục châm lửa đốt bù nhìn để loại bỏ những điều xấu xa trong năm cũ

Người dân nơi đây thường làm những con rối hoặc bù nhìn trông giống những người mà họ không thích hoặc những người đã qua đời trong năm cũ. Sau đó, để tống khứ những điều cũ không may và chào đón những điều tốt đẹp mới họ sẽ châm lửa đốt những hình nộm này.

Để cầu may, ngay tại khoảnh khắc giao thừa, chuông đón năm mới sẽ được rung đúng 108 lần tại Nhật Bản

"Joya no kane" là nghi lễ rung chuông truyền thống vào đêm giao thừa ở Nhật. Truyền thống này bắt nguồn từ Phật giáo, theo đó, những chiếc chuông được rung 108 lần – con số tượng trưng cho mỗi ước nguyện của người dân và đồng thời cũng là con số “xui xẻo” theo quan niệm Phật giáo. Tại Nhật, những nghi lễ kiểu này thường được tổ chức tại các đền thờ Phật.

Ở Đức, người dân thường có thói quen thưởng thức "krapfen" hoặc bánh Donut vào đêm Giao thừa

Loại bánh này có nhiều tên gọi khác nhau như: krapfen, Kreppel, Krebbel hay Berliner và được coi là một món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đón năm mới của người Đức. Bên trong những chiếc bánh này thường là mứt trái cây hay sô-cô-la, thậm chí để “chơi khăm” bạn bè hoặc khách đến chơi, chủ nhà còn có thể cho đấy vào ít mùi tạc. Bánh Donuts từng chỉ được ăn trong vài dịp lễ đặc biệt như lễ Silvester đón năm mới vì từng có thời kỳ đường rất khan hiếm và đắt đỏ.

Ở Johannesburg, Nam Phi, người ta ném đồ đạc cũ qua cửa sổ để có một khởi đầu mới

Nếu bạn đang đón năm mới ở Hillbrow, Johannesburg thì hãy cẩn thận với đồ vật biết bay. Vứt đồ đạc từ chung cư cao tầng đã bị lên án như một truyền thống nguy hiểm trong những năm gần đây, do đó tập tục này đã trở nên ít phổ biến hơn trước rất nhiều. Trước đây, người dân thường ném tủ lạnh cũ, ghế sofa và nhiều thứ khác qua cửa sổ vào vài tuần trước Giao thừa như để vứt bỏ đi những vấn đề cũ và chào đón một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Ở Hy Lạp, hành tây được treo ở cửa trước nhà vào đêm Giao thừa để biểu hiện sự tái sinh và tái phát triển

Truyền thống này có liên quan đến cây hành biển – một loại thực vật tuy có độc và phát triển ở Crete, trông khá giống như một củ hành tây lớn nhưng chúng lại có sức sống tốt, chẳng hạn khả năng tiếp tục ra lá và hoa mới ngay cả khi bị bật rễ. Bằng việc treo hành biển hoặc hành tây trước cửa, người ta tin rằng sức sống kiên cường cùng sự may mắn từ chúng sẽ truyền sang cho họ.

Vào sáng sớm ngày đầu năm mới, các bậc cha mẹ sẽ đánh thức con mình bằng cách gõ nhẹ những củ hành vào đầu chúng, sau đó cả nhà cùng nhau đi lễ nhà thờ.

Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia: Ném hạt lựu xuống đất để gặp nhiều may mắn

Trong khi người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc bóc một quả lựu vào đêm Giao thừa sẽ tượng trưng cho giàu có và thịnh vượng trong năm mới sắp tới, thì ở Armenia, hạt lựu được ném xuống đất để cầu mong may mắn. Họ quan niệm càng nhiều hạt lựu được ném xuống đất thì năm mới sẽ càng thành công. Người Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia cho rằng lựu có màu sắc và hình dạng khá giống trái tim của con người, chúng còn là biểu tượng của cuộc sống, khả năng sinh sản và sức khỏe.

Người dân khoác đồ hình gấu và xuống đường nhảy múa vào ngày đầu năm ở Romania để xua đuổi “tà khí”

Ban đầu đây chỉ là một nghi lễ ngoại giáo để xua đuổi những thế lực "hắc ám" nhưng dần dần nó đã trở thành một truyền thống độc đáo ở Romania vào đêm Giao thừa. Trong suốt “điệu nhảy của gấu”, các vũ công hóa trang thành những chú gấu đến từ các khu rừng ở Romania và thành những người du mục đang xích các con gấu, điều này tượng trưng cho năm cũ qua đi và năm mới lại đến.

Bình luận của bạn về bài viết này
Tin cùng chuyên mục